Bạn sẽ học được gì?
• Tự viết được hiệu ứng, không phụ thuộc vào các thư viện hiệu ứng bên ngoài.
• Có thêm kiến thức lập trình về Front-end và Back-end.
• Cơ sở để tiếp cận công nghệ làm Web mới dựa trên nền tảng JS như Nodejs, Angular Js >2.x.
• Phát triển và quản lý dễ dàng các ứng dụng Web lớn sử dụng TypeScript.
• Làm quen với TypeScript bằng project thực tế.
Giới thiệu khóa học
Giới thiệu khóa học “Lập trình TYPESCRIPT qua project thực tế”:
TypeScript là một dự án mã nguồn mở được phát triển bởi Microsoft, nó có thể được coi là một phiên bản nâng cao của Javascript bởi việc bổ sung tùy chọn kiểu tĩnh và lớp hướng đối tượng mà điều này không có ở Javascript. TypeScript có thể sử dụng để phát triển các ứng dụng chạy ở client-side (Angular2) và server-side (NodeJS).
Ứng dụng của TypleScript được dùng để:
- Dễ phát triển dự án lớn
- Nhiều Framework lựa chọn: AngularJS 2.0, Ionic 2.0, ...
- Hỗ trợ các tính năng của Javascript phiên bản mới nhất
- Là mã nguồn mở
- Viết bằng một loại Javascript “cao cấp” hơn
Đối tượng của khóa học này là:
- Sinh viên, người đi làm về lập trình web muốn học một cách bài bản từ đầu về ngôn ngữ lập trình typescript.
- Những bạn muốn tiếp cận công nghệ làm web mới dựa trên nền tảng js như nodejs, angular js >2.x ...nhưng chưa có kiến thức nền về lập trình typescript.
- Những bạn đi ứng tuyển cần bổ sung kiến thức lập trình về Frontend và Backend bằng cách sử dụng ngôn ngữ typescript.
- Những bạn muốn nâng cao kiến thức về lập trình Frontend
- Khóa học cung cấp kiến thức cơ bản qua bài thực hành đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của công ty lập trình web hiện này.
- Khóa học dành cho các bạn muốn tự viết hiệu ứng, tương tác của website mà không phụ thuộc vào các thư viện hiệu ứng bên ngoài.
Nội dung khóa học “Lập trình TYPESCRIPT qua project thực tế”:
• Giới thiệu và cài đặt Typescrip.
• Các kiểu dữ liệu cơ bản trong Typescript.
• Ba kiểu dữ liệu mới so với Javascript.
• Bốn kiểu function trong Typescript.
• Lý thuyết về lập trình hướng đối tượng.
• Cơ bản về Class và Instance.
• Ý nghĩa của Static và Exetends.
• Hiểu bản chất Access Modifier trong Typescript.
VÀ CÒN NHIỀU NỘI DUNG KHÁC ĐANG CHỜ BẠN KHÁM PHÁ!!!
Giới thiệu giảng viên: Nguyễn Đức Việt
• Tốt nghiệp CNTT - khóa 49 ĐH Bách Khoa Hà Nội
• Giảng viên Thiết kế tại FPT - Arena.
• Tham gia hiệu đính và dịch rất nhiều đầu sách về thiết kế web cho hệ thống thư viện đại học FPT.
• Thầy đã có 8 năm kinh nghiệm giảng dạy và làm việc trong lĩnh vực thiết kế web và có hàng nghìn học viên đã tốt nghiệp và làm việc trong lĩnh vực thiết kế, đặc biệt là thiết kế web chuyên nghiệp.
• Ngoài ra thầy còn tham gia rất nhiều dự án web cho FPT, dạy các shortcourse cho người đi làm và các dự án Freelance khác về thiết kế web dựa trên ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở.
Bên cạnh các kiến thức kể trên, Kyna.vn còn đem đến cho bạn một trải nghiệm học tập vô cùng thú vị:
• Được học linh hoạt mọi lúc, mọi nơi trên nhiều thiết bị như máy tính, điện thoại, máy tính bảng,...
• Được tham gia thảo luận và đặt câu hỏi cho giảng viên không khác gì các khóa học trực tiếp.
• Chỉ cần thanh toán học phí một lần để sở hữu khóa học trọn đời, có thể học lại bất cứ khi nào tùy thích.
Nội dung khóa học
- 001 – Giới thiệu ngôn ngữ TypeScript
- 002 – Cài đặt nodejs, cài đặt git, cài đặt plugin, chạy thử file
- 003 – Kiểu dữ liệu string trong type script
- 004 – Kiểu dữ liệu mảng, mảng number và mảng string
- 005 – Ba kiểu dữ liệu mới so với javascript
- 006 – Kiểu dữ liệu Any
- 007 – Kiểu dữ liệu void trong Typescript
- 008 – Ép kiểu trong typescript
- 009 – Tổng kết phần kiểu dữ liệu
- 010 – Giới thiệu loại function đầu tiên trong typescript – return function
- 011 – Vì sao phải sử dụng hàm có tham số
- 012 – Hai cách khai báo Anonymous function trong typescript
- 013 – Kiểu function thứ 4 – Function không cần function
- 014 – Học lập trình hướng đối tượng từ đầu, Tại sao phải sử dụng lập trình hướng đối tượng
- 015 – Hiểu bản chất của Class, instance, property và method qua phân tích ứng dụng giỏ hàng
- 016 – Phân tích và ví dụ về các khái niệm cơ bản trong lập trình hướng đối tượng
- 017 – Phân tích chương trình dưới con mắt của lập trình hướng đối tượng
- 018 – Trừu tượng hóa, đa hình, thừa kế và đóng gói trong lập trình hướng đối tượng
- 019 – Tạo class thế nào
- 020 – Tạo instance thế nào
- 021 – Bài tập 2 về class
- 022 – Bài tập tổng hợp 3 – Class và Enum
- 023 – Ý nghĩa của Static trong lập trình hướng đối tượng
- 024 – Kế thừa trong typescript – Phần 1
- 025 – Kế thừa trong typescript – Phần 2
- 026 – Kế thừa trong typescript – Phần 3
- 027 – Lý thuyết cơ bản về Access Modifier có cần dùng access modifier không
- 028 – Hiểu bản chất về Access modifier trong typescript thông qua bài tập thực hành – Phần 1
- 029 – Hiểu bản chất về Access modifier trong typescript thông qua bài tập thực hành – Phần 2
- 030 – Lý thuyết về Accessor trong Typescript
- 031 – Học cách sử dụng Accessor thông qua bài tập
- 032 – Thực hành getter và setter với việc đặt mật khẩu
- 033 – Sử dụng Abstract Class trong Typescript
- 034 – Sử dụng Abstract method trong typescript
- 035 – Cơ bản về Generic trong lập trình typescript
- 036 – Sử dụng Generic trong class
- 037 – Generic Class sử dụng trong Typescript
- 038 – Interface trong lập trình hướng đối tượng
- 039 – Interface Class sử dụng trong Typescript
- 040 – Export trong Typescript
- 041 – Giới thiệu Project lập trình Typescript cho chức năng giỏ hàng
- 042 – Dựng giao diện – phần HTML cho ứng dụng
- 043 – Xử lý phần HTML cột phải
- 044 – Tạo khối nội dung demo bên trái cho ứng dụng
- 045 – Hoàn thiện phần nội dung cơ bản bằng bootstrap 4
- 046 – Xử lý giao diện bằng phương pháp Chrome
- 047 – Tạo Class
- 048 – Lập trình các hàm tương tác với đối tượng
- 049 – Tạo bộ khung cho Class Quản lý hàng
- 050 – Tạo đối tượng sản phẩm trong giỏ hàng
- 051 – Định nghĩa phương thức hoạt động của đối tượng sản phẩm trong giỏ hàng
- 052 – Tạo interface cho phần quản lý giỏ hàng
- 053 – Cài đặt cơ bản cho ứng dụng
- 054 – Cài đặt cơ bản trước khi code
- 055 – Cách tạo file tsconfig-json
- 056 – Xử lý Constructor
- 057 – Cách 2 xử lý Constructor
- 058 – Viết hàm lấy nội dung sản phẩm
- 059 – Đẩy sản phẩm từ dữ liệu ra giao diện
- 060 – Thao tác với HTML
- 061 – Phương thức mua hàng
- 062 – Viết hàm lấy thông tin sản phẩm cho nút Mua ngay
- 063 – Cách truyền tham số thông qua thẻ HTML
- 064 – Viết hàm getSanPhamById
- 065 – Thao tác với class quản lý giỏ hàng
- 066 – Viết hàm thêm sản phẩm vào giỏ hàng
- 067 – Viết hàm kiểm tra sản phẩm
- 068 – Xử lý logic của hàm tăng số lượng sản phẩm trong giỏ hàng
- 069 – Đẩy dữ liệu đã xử lý trong typescript ra giao diện HTML
- 070 – Hoàn thiện phần phun dữ liệu ra giao diện HTML trong Typescript
- 071 – Tính số lượng sản phẩm
- 072 – Tính giá sản phẩm
- 073 – Phân tích logic xử lý việc update giỏ hàng
- 074 – Xử lý sự kiện thay đổi số lượng sản phẩm trong giỏ hàng
- 075 – Truyền nội dung thông qua HTML
- 076 – Cập nhật sản phẩm vào dữ liệu
- 077 – Đẩy dữ liệu đã cập nhật ra giao diện
- 078 – Viết hàm thông báo xảy ra khi thao tác với giỏ hàng
- 079 – Tổng kết
- Bài tập cuối khóa
- Tài liệu tải về
- Đánh giá góp ý khóa học
- Khóa học liên quan
Leave a Reply