Trọn bộ kỹ thuật lập, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính

Nguyễn Biên Cương, CEO - Sáng lập Đam mê kế toán - Trung tâm đào tạo kế toán Thực tế chuyên sâu 11198 học viên đăng ký học

Bạn sẽ học được gì?

Có kiến thức cơ bản về báo cáo tài chính dành cho dân kế toán và nhà quản lý.và biết cách lập được trọn bộ báo cáo tài chính hoàn thiện nhất
Nắm được các kỹ thuật để có thể lập, kiểm tra và báo cáo tài chính chi tiết và đầy đủ nhất:  kỹ thuật lập báo cáo tài chính, kỹ thuật kiểm tra bảng cân đối tài khoản, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh...
Biết cách kiểm tra, đối chiếu giữa số liệu chi tiết, và số liệu tổng hợp trong các báo cáo tài chính, báo cáo cụ thể
Hiểu được ý nghĩa các số liệu trong báo cáo tài chính thông qua các bảng báo cáo, bảng cân đối tài chính thực tế
Nắm được phương pháp tính toán, kiểm tra các chỉ số tài chính quan trọng trong báo cáo tài chính
Xác định được tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu đánh giá, khả năng sinh lời để đưa quyết định kinh doanh
Biết cách nhận diện được rủi ro doanh nghiệp đã, đang và sắp đối mặt, từ đó có giải pháp giảm thiểu những rủi ro đó

Giới thiệu khóa học

BÁO CÁO TÀI CHÍNH giống như một cuốn phim quay lại toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Và các bạn là kế toán, chính là người quay lại cuốn phim đó. Cuốn phim đó, có đẹp hay không, được mọi người đón nhận hay không, đó chính là do bạn. Và bạn như là một người nghệ sỹ tài ba.

❌ Để lập được BÁO CÁO TÀI CHÍNH ==> KHÔNG KHÓ

❌ Để kiểm tra được BÁO CÁO TÀI CHÍNH ==> KHÔNG KHÓ

❌ Để phân tích được BÁO CÁO TÀI CHÍNH ==> KHÔNG DỄ

❎ CÓ BAO GIỜ BẠN TỰ ĐẶT RA CÂU HỎI:

- Báo cáo tài chính của bạn lập đã ĐÚNG hay chưa?

- Kiểm tra các CHỈ TIÊU nào, phân tích ra làm sao để chắc chắn là báo cáo tài chính đó đã đúng?

- Báo cáo tài chính có HỢP LÝ không, giữa Tài sản, Nguồn vốn, Doanh thu, Chi phí, Dòng tiền? 

- Khi chuyển Báo cáo tài chính cho các cơ quan chức năng, CHỈ SỐ TÀI CHÍNH nào mới là chỉ số mà họ quan tâm nhiều nhất?

- Chỉ số nào là rủi ro nhiều nhất, và đâu là GIẢI PHÁP tốt nhất cho bạn? 

Thấu hiểu được những khó khăn đó của dân kế toán, Unica đã kết hợp với giảng viên Nguyễn Biên Cương cho ra mắt khóa học trực tuyến: "TRỌN BỘ KỸ THUẬT LẬP, KIỂM TRA và PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH", giúp học viên có thể lập, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính tốt sau khi hoàn thành khóa học.

Nội dung khóa học gồm 39 bài giảng được chia thành 7 phần học cụ thể. Mỗi một học phần là một chủ đề nhỏ như tổng quan kiến thức về khóa học, kỹ thuật lập báo cáo tài chính, kiểm tra bảng cân đối tài khoản, kiểm tra báo cáo hoạt động kinh doanh... Đặc biệt nội dung các bài giảng không chỉ có kiến thức lý thuyết mà còn có phần nội dung thực hành hoặc ví dụ thực tế khi làm nghiệp vụ kế toán, bám sát thực tế từng tình huống và loại hình doanh nghiệp cụ thể, từ đó giúp học viên có thể theo dõi được tiến trình học tập, vừa nắm được kiến thức vừa có thể nhanh chóng làm quen với các tình huống thực tế thông qua các phần thực hành. 

Sau khi hoàn thành khóa học, bạn hoàn toàn có thể biết cách LẬP, KIỂM TRA và PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH, nhận diện ra được những RỦI RO thông qua các CHỈ SỐ TÀI CHÍNH, và tìm ra được GIẢI PHÁP cho Doanh nghiệp mình. 

Nội dung khóa học

Phần 1: Giới thiệu khóa học
  • Bài 1: Giới thiệu khóa học
  • Bài 2: Giới thiệu tóm tắt nội dung khóa học
Phần 2: Kỹ thuật lập báo cáo tài chính
  • Bài 3: Kỹ thuật lập bảng cân đối tài khoản
  • Bài 4: Kỹ thuật lập bảng cân đối kế toán
  • Bài 5: Kỹ thuật lập bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
  • Bài 6: Kỹ thuật lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Bài 7: Kỹ thuật lập thuyết minh Báo cáo tài chính
Phần 3: Kỹ thuật kiểm tra BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN
  • Bài 8: Kiểm tra tổng quan bảng cân đối tài khoản
  • Bài 9: Kiểm tra Số dư cuối kỳ tài khoản 111 KHÔNG KHỚP với bảng kiểm kê quỹ tiền mặt
  • Bài 10: Kiểm tra Số dư cuối kỳ tài khoản 112 KHÔNG KHỚP với sao kê (sổ phụ) của ngân hàng
  • Bài 11: Kiểm tra Số dư cuối kỳ tài khoản 131, 331 KHÔNG KHỚP với tổng hợp công nợ phải thu, phải trả, và không khớp với BIÊN BẢN ĐỐI CHIẾU CÔNG NỢ với khách hàng, Nhà cung cấp
  • Bài 12: Kiểm tra Số dư cuối kỳ tài khoản 133, 3331 KHÔNG KHỚP với tờ khai thuế GTGT
  • Bài 13: Kiểm tra Số dư cuối kỳ tài khoản 152, 153, 155, 156, 157 KHÔNG KHỚP với Giá trị tồn cuối kỳ trên bảng Tổng hợp Nhập xuất tồn tương ứng với từng kho
  • Bài 14: Kiểm tra Số dư cuối kỳ tài khoản 242 KHÔNG KHỚP với Giá trị còn lại trên bảng Phân bổ Công cụ dụng cụ
  • Bài 15: Kiểm tra Số dư cuối kỳ tài khoản 214 KHÔNG KHỚP với Hao mòn lũy kế trên Bảng trích khấu hao TSCĐ
  • Bài 16: Kiểm tra Số phát sinh bên có TK 3334 KHÔNG KHỚP với Tổng số thuế phải nộp trên QTT TNDN
  • Bài 17: Kiểm tra Số phát sinh bên có TK 3335 KHÔNG KHỚP với số thuế TNCN đã khấu trừ trên tờ khai QTT TNCN
  • Bài 18: Kiểm tra số dư Cuối kỳ các tài khoản bảo hiểm KHÔNG KHỚP thông báo kết quả đóng bảo hiểm
  • Bài 19: Kiểm tra Số phát sinh tài khoản 511 KHÔNG KHỚP với tổng doanh thu của HHDV bán ra trên tờ khai thuế GTGT
Xem thêm:   Kế toán sản xuất thực hành trên excel
Phần 4: Kỹ thuật kiểm tra BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
  • Bài 20: Kiểm tra tổng quan BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
  • Bài 21: Kiểm tra Chỉ tiêu 110 không khớp chỉ tiêu 70 trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phương pháp trực tiếp
  • Bài 22: Kiểm tra chỉ tiêu 421b không khớp chỉ tiêu 60 trên Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Phần 5: Kỹ thuật kiểm tra BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
  • Bài 23: Kiểm tra mã số 60 không khớp chỉ tiêu mã số 421b trên bảng cân đối kế toán
  • Bài 24: Kiểm tra mã số 51 không khớp mã số 50 nhân với thuế suất thuế TNDN
Phần 6: Kỹ thuật kiểm tra BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
  • Bài 25: Kiểm tra tổng quan BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
  • Bài 26: Kiểm tra chỉ tiêu 70 không khớp chỉ tiêu 110 trên bảng cân đối kế toán
  • Bài 27: Kiểm tra chênh lệch chỉ tiêu 03 với tổng thu nhập chịu thuế trên tờ khai quyết toán thuế TNCN
Phần 7: Kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính
  • Bài 28: Khái niệm phân tích Báo cáo tài chính
  • Bài 29: Mục đích, ý nghĩa phân tích Báo cáo tài chính
  • Bài 30: Quy trình phân tích Báo cáo tài chính
  • Bài 31: Phân tích chỉ tiêu Tiền và các khoản tương đương tiền
  • Bài 32: Phân tích chỉ tiêu phải thu khách hàng
  • Bài 33: Phân tích chỉ tiêu hàng tồn kho
  • Bài 34: Phân tích chỉ tiêu TS ngắn hạn khác
  • Bài 35: Phân tích chỉ tiêu Tài sản cố định
  • Bài 36: Phân tích chỉ tiêu Nợ ngắn hạn
  • Bài 37: Phân tích chỉ tiêu Vốn chủ sở hữu
  • Bài 38: Phân tích khả năng sinh lời: Kiểm soát Doanh thu và chi phí
  • Bài 39: Tổng kết khóa học
Xem thêm:   Thành thạo với Google Spreadsheets

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin giảng viên

Nguyễn Biên Cương CEO - Sáng lập Đam mê kế toán - Trung tâm đào tạo kế toán Thực tế chuyên sâu
Nguyễn Biên Cương - CEO - Sáng lập ĐAM MÊ KẾ TOÁN - ĐẠI LÝ THUẾ Uy tín hàng đầu tại Hà Nội - Trung tâm đào tạo kế toán THỰC TẾ CHUYÊN SÂU 10 năm kinh nghiệm làm DỊCH VỤ KẾ TOÁN cho các doanh nghiệp và giảng dạy các khóa học THỰC TẾ CHUYÊN SÂU Tham gia bảo vệ thành công rất nhiều các kỳ quyết toán thuế với tất cả các loại hình Doanh nghiệp Tổ chức thành công rất nhiều các buổi Hội thảo với các chủ đề CHUYÊN SÂU dành cho kế toán Tác giả của rất nhiều các ứng dụng Excel dành cho kế toán: Phần mềm kế toán excel, phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm lập UNC tự động, phần mềm lập biên bản đối chiếu, bù trừ công nợ, phần mềm viết giấy nộp tiền vào NSNN,..... Nguyễn Biên Cương còn là Tác giả của rất nhiều các bài viết THỰC TẾ CHUYÊN SÂU được đông đảo cộng đồng đón nhận: GIA ĐÌNH KẾ TOÁN, WEBKETOAN, XÓM KẾ TOÁN,....... Chứng chỉ hành nghề dịch vụ thủ tục về thuế, Bộ tài chính Chứng chỉ kế toán trưởng, Học viện tài chính Thành viên hội Tư vấn thuế Việt Nam (VTCA)

Leave a Reply

avatar
  Subscribe  
Notify of
cyberton.my.id/ Situs Slot Gacor