Được xây dựng từ khoảng thế kỉ VIII đến thế kỉ XIII, Tháp Bà Ponagar là một trong những ngôi tháp đánh dấu sự phát triển của thời kỳ đạo Hindu ( Ấn Độ giáo ) đang trên đà phát triển. Bài viết thuyết minh về tháp bà Ponagar dưới đây sẽ là những nguồn thông tin quan trọng giúp bạn tham khảo.
Bài viết số 1: Thuyết minh về danh lam thắng cảnh tháp bà Ponagar
Trải dài xuyên suốt dọc miền trung của Tổ quốc, ta không khỏi ngỡ ngàng khi những ngôi đền, tháp của người Chăm Pa cổ vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay dù đã trải qua sự tàn phá của thời gian. Thế nhưng nếu Thánh địa Mỹ Sơn ở tỉnh Quảng Nam đã không còn nguyên vẹn thì Tháp Bà Ponagar ở tỉnh Khánh Hòa vẫn còn khá nguyên vẹn, thể hiện rõ nét nguốn gốc, nghệ thuật kiến trúc và nền văn hóa của Vương quốc Chăm Pa cổ một thời.
Vương quốc Chăm Pa cổ thời xưa nổi tiếng với nghề làm nông sản ( lúa nước ) và các công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc và lịch sử của họ được xem là vô cũng bí ẩn mà cho đến ngày nay, khoa học vẫn chưa tìm ra lời giải đáp. Tháp Bà Ponagar là một trong số những ngôi đền, tháp của người Chăm vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Thuộc tỉnh Khánh Hòa, cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 2km về hướng bắc, Tháp Bà Ponagar được ngự trị trên một ngọn đồi nhỏ cách mực nước biển khoảng 50mét, nằm cạnh sông Cái. Nhìn từ xa, đứng dưới chân quả đồi, khách du lịch có thể thấy công trình kiến trúc Tháp Bà đồ sộ của người Chăm đang hiện ngay trước mắt.
Được xây dựng từ khoảng thế kỉ VIII đến thế kỉ XIII, Tháp Bà Ponagar là một trong những ngôi tháp đánh dấu sự phát triển của thời kỳ đạo Hindu ( Ấn Độ giáo ) đang trên đà phát triển. Đến với Tháp Bà Ponagar, khách du lịch sẽ được thưởng thức từng công trình kiến trúc đến những nét văn hóa và cả tín ngưỡng tôn thờ của Chăm Pa thời xưa. Tháp Bà Ponagar được xây dựng với tổng thể kiến trúc gồm ba tầng( tầng dưới, tầng giữa và tầng trên cùng), tính từ dưới lên trên. Bước chân vào Tháp Bà, du khách sẽ bước đi trên những bậc thang bằng đá dẫn đến tầng giữa mà không phải đến tầng thấp. Vì nếu khách du lịch không chú ý, họ sẽ không thể nhận ra những tàn tích còn lại tầng thấp này. Đó có thể là những chân cột nằm lăn lóc trên mặt đất hay các bậc đá bị che nữa hở nữa kín. Chính vì vậy, để du khách có thể thuận lợi tham quan không gặp trở ngại về đường đi nên đã cho tu sữa lại thành các bậc thang dẫn lên tới tầng giữa. Ở tầng giữa, theo những thông tin trước đó, hồi xưa, tầng giữa là một gian nhà rộng ( dài 20 mét, rộng 12 mét) để tiếp đón khách (hay còn gọi là nhà tĩnh tâm) để làm nơi ngừng chân, nghĩ ngơi cho các vị khách và cũng là nơi để họ sữa soạn lại đồ đạc, chuẩn bị lễ cúng trước khi bước vào tầng trên cùng. Nhưng đến với thời điểm này, khách du lịch khi bước lên tầng giữa, họ sẽ nhìn thấy đó không phải là những gian nhà rộng lớn nữa mà đập ngay vào mắt đó là những cây cột được sắp xếp theo hình bát giác. Tổng quan kiến trúc của tầng giữa này có mười cây cột lớn cao khoảng 3 mét được xếp theo hàng dọc nằm hai bên. Đường kính của các cây cột lớn này khoảng một vòng tay người ( chừng 1 mét ). Cách các cây trụ lớn một khoảng nhỏ, có tổng cộng 12 cây cột nhỏ cũng xếp thành 2 hàng. Trên thân các cây cột lớn có đục những cái lỗ ngang bằng với những cây cột nhỏ. 10 cột lớn và 12 cột nhỏ được bố trí theo hình bát giác dùng để nâng cái mái ngói- đã bị mưa gió của thời tiết tàn phá theo thời gian. Sau khi khách du lịch tham quan hết tầng giữa sẽ bước chân đến khu tầng trên cùng và cũng là hệ thống tháp chính của Tháp Bà Ponagar- cao khoảng 23 mét. Ở khu tầng trên cùng, khách du lịch sẽ được chiêm ngưỡng kiến trúc nghệ thuật đến điêu khắc vô cũng độc đáo của người Chăm Pa thời xưa. Có thể nói nơi đây là nơi của các ngọn tháp tọa lạc. Tầng trên cùng này có kiến trúc hầu như tương đối, khá nguyên vẹn hơn hai tầng dưới. Được bao bọc bởi 4 bức tường nhưng chịu sự tàn phá của thời gian, giờ đây chỉ còn lại hai bức tường. Ở mỗi dãy tháp trên đây đều có ba ngôi tháp phía trước và ba ngôi tháp phía sau đi liền với nhau thế nhưng đến tại thời điểm này, Tháp Bà Ponagar chỉ còn tồn tại bốn ngôi tháp . Đó là tháp Chính, tháp Giữa, tháp Đông Nam và tháp Tây Bắc. Ở mỗi ngôi tháp, khách du lịch có thể nhìn vào trong lên tới tận đỉnh tháp. Nếu quan sát kỹ, du khách sẽ thấy được trên thân tháp được xây dựng bằng những viên gạch nung khít chặt lại với nhau đến mức độ các nhà khoa học ngày nay vẫn chưa tìm thấy đáp số. Ngoài ra du khách sẽ thấy được những họa tiết vô cùng độc đáo được khắc trên thân tháp nơi đây, đó có thể gồm nhiều hình tượng liên quan đến tính ngưỡng của người Chăm như : Thần Tenexa, các tiên nữ, các linh vật,…Hơn thế, khách du lịch sẽ thấy được toàn bộ các ngôi tháp nơi đây đều hướng về hướng đông như chào đón gió khơi, như là nơi sự sống bắt đầu sinh sôi nảy nở giống như cách mà nữ thần Ponagar đã mang đến cho mảnh đất và người dân xứ Khánh Hòa này một sự sống mới, sung túc, đầm ấm.
Đến với Tháp Bà Ponagar hay còn gọi là Tháp Bà Nha Trang, khách du lịch có lẽ sẽ thắc mắc đến với tên gọi “ Tháp Bà Ponagar ”. Theo người xưa, Ponagar ( hay còn gọi là Thiên Y Thánh Mẫu Ana) là vị nữ thần được tạo bởi áng mây trời và bọt biển, người tạo nên trái đất này, ban tặng cho con dân sự sống và dạy con dân cách lao động, mưu sinh,… bà có tất cả 38 người con gái , họ sau này đều trở thành nữ thần và có ba vị nữ thần đã được người Chăm Pa xưa thờ cúng đến ngày nay. Nói tóm lại, Tháp Bà Ponagar thờ vị thần chính là Thiên Y Thánh Mẫu Ana. Bước vào ngôi tháp chính, ta sẽ thấy tượng của Mẫu Mẹ ( cách người dân nơi đây xưng hô về bà ) đang ngôi trước mặt chúng ta. Tượng lúc đầu được đúc bằng vàng nhưng sau này làm bằng đá hoa cương. Tượng cao khoảng 2,6 mét, ngồi trên bệ đá hoa sen, phía sau là phiến đá lớn hình lá cây bồ đề, uy nghiêm và trang trọng. Nói về tượng nữ thần Ponagar, du khách sẽ được nghe những câu chuyện huyền thoại về bà. Ngoài ra, ở bên trong tháp giữa thờ Cri-Cambhu. Tháp Đông Nam thờ thần Skanda, con trai của thần siva ( tượng trưng cho chiến tranh) và ở tháp Tây Bắc thờ thần Ganesha ( tượng trưng cho trí tuệ và sự may mắn). Ở những tháp nhỏ, bên trong không có tượng thờ, chỉ có đặt linh vật Linga-Zoni.
Tháp Bà Ponagar là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan và cũng là nơi các nhà khảo cổ học đánh giá là vẫn còn giữ khá nguyên vẹn những nét nghệ thuật điêu khắc đến những nền văn hóa của Vương quốc Chăm Pa. Ở đây, thông thường sẽ tổ chức lễ hội Tháp Bà từ ngày 21-23 tháng 3 âm lịch với nhiều hoạt động văn hóa múa, hát, cầu lễ,…Khi đến đây tham quan, bạn sẽ có cơ hội được tìm hiểu thêm về Mẫu Mẹ ( nữ thần Ponagar ) và có dịp hòa nhập vào cuộc sống sinh hoạt của người dân địa phương nơi đây. Theo nguồn thông tin hiện nay, lễ hội Tháp Bà đã được Bộ văn hóa Việt Nam xếp vào một trong 16 lễ hội quốc gia, di sản độc đáo của dân tộc, không chỉ đối với người Chăm mà còn đối với cả dân tộc Việt Nam.
“Ai buông Trầm! Mây trắng vấn vương
Mềm nét lượn ÁP SA RA huyền thoại
Tháp Bà thả hồn Cù Lao, Sông Cái
Lửa bập bùng hoang lắng trống Ghi-Năng”
Giờ đây, đi đâu về đâu nhưng khi đến với Nha Trang, ta không khỏi không nhớ đến Tháp Bà Ponagar, nhớ đến những huyền thoại về vị Thiên Y Thánh Mẫu Ana, về kiến trúc từ nghệ thuật đến điêu khắc của con người Chăm Pa thời xưa. Nếu đến nơi đây một lần, bạn sẽ vô cùng thích thú và luôn nghĩ về Tháp Bà Ponagar mỗi khi nhắc thành phố Nha Trang xinh đẹp.
Mong rằng các bài thuyết minh về tháp bà Ponagar ở phía trên sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về danh lam thắng cảnh này. Đồng thời cũng là nguồn tư liệu văn học quan trọng cho các bạn học sinh tham khảo thêm khi cần thiết.