Hướng dẫn xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật theo từng tháng tuổi

thuc don an dam kieu nhat

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp không chỉ giúp trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt, mà còn giúp trẻ học cách tự lập từ những điều nhỏ nhất. Vì vậy phương pháp được rất nhiều ba mẹ có con đến tuổi ăn dặm quan tâm tìm hiểu. Nhưng làm thế nào để xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho thật hợp lý, để giúp con phát triển toàn diện mọi mặt? Hãy cùng tìm lời giải đáp qua nội dung bài viết dưới đây.

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp ăn dặm phối hợp các loại thực phẩm khác nhau để tạo nên một thực đơn đa dạng, ngon miệng, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Từ đó kích thích trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt và tìm được niềm vui trong ăn uống.

Ăn dặm kiểu Nhật được đánh giá là “cuộc cách mạng” trong nhận thức của các các mẹ khi chăm cơn bởi phương pháp khuyến khích các mẹ dạy cho tự lập trong ăn uống. Trẻ có thể tập nhai, bốc thức ăn bằng tay, làm quen với nĩa, xúc thức ăn bằng thìa…. Trẻ vừa thấy vui với bữa ăn, vừa hình thành những hành vi tốt, còn mẹ thì “nhàn tênh”.

Mục lục

Hướng dẫn xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật theo tháng

Xây dựng một thực đơn ăn dặm kiểu Nhật khoa học và hợp lý là cách mẹ giúp bé làm quen với các loại thức ăn tốt hơn, bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho bé trong giai đoạn phát triển đầu đời.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho tuần đầu tiên

Trong tuần đầu tiên thực hiện phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, mẹ nên cho bé ăn cháo loãng, xay nhuyễn, lọc qua rây để cháo thật mịn để bé tập quen dần và không bị chớ do “lợn cợn”.

Xem thêm:   Những dấu hiệu trẻ thông minh sớm bằng các phân tích khoa học

Cháo cũng nên nấu theo tỷ lệ 1: 10 (1 phần gạo – 10 phần nước). Tốt nhất là thành phẩm sau khi nấu và được rây mềm như sữa chua loãng.

Lượng thức ăn cho bé trong tuần đầu sẽ rất ít, chỉ mang tính chất cho bé làm quen với hương vị mới cho nguồn dinh dưỡng chính vẫn là sữa mẹ.

  • Ngày đầu tiên: 1 muỗng (5 ml)
  • 2 ngày tiếp theo: 2 muỗng (10 ml)
  • 2 ngày tiếp theo: 3 muỗng (15 ml)
  • 2 ngày tiếp theo: 4 muỗng (20 ml)

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 – 6 tháng

Sau tuần đầu tiên thử ăn dặm, sang tuần tiếp mẹ có thể cho bé thử một số loại rau củ quả dễ tiêu hóa. Thay vì phải rây nhuyễn, cháo của bé chỉ cần rây rối, rồi trộn lẫn cả phần trên và dưới lưới.

Con lúc này cũng đã ăn được đạm (các loại cá). Nên chọn cá thịt trắng ít cholesteron để bé dễ tiêu hóa hơn. Riêng với các loại thực phẩm dễ dị ứng như tôm cua, mẹ cũng nên thử xem con có dị ứng không. Nếu không thì cứ mạnh dạn cho con ăn nhưng với lượng ít thôi để con có thể tiêu hóa được.

Những thực phẩm bé có thể ăn trong giai đoạn này gồm có:

  • Tinh bột: Cháo loãng (gạo), bún, miến, khoai lang, khoai tây, chuối.
  • Đạm: Lòng đỏ trứng, cá, ức gà, lườn gà, sữa chua.
  • Vitamin: Bí đỏ, cà chua, cà rốt, cải ngọt, cải bó xôi, bắp cải, củ cải, cam…

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 – 8 tháng

So với lúc 5 – 6 tháng, thức ăn của bé ở giai đoạn này sẽ đặc và thô hơn. Tiến độ chung là cháo hạt vỡ rồi đến cháo lẫn (gồm cả hạt vỡ và hạt nguyên), cháo nguyên hạn rồi đến cơm nát cuối cùng.

Xem thêm:   Mẹ có biết: Trẻ 5 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là đủ?

Ở giai đoạn này, bạn nên chú trọng giúp bé làm quen với những vị hỗn hợp hơn. Mẹ nen cho bé ăn mỗi ngày 2 bữa ăn dặm song song với việc uống sữa. Những thực phẩm bé có thể ăn trong giai đoạn này gồm có:

  • Tinh bột: Những thực phẩm có thể ăn lúc 5 – 6 tháng, yến mạch, mì ống, ngũ cốc, bánh mỳ.
  • Đạm: Những thực phẩm có thể ăn lúc 5 – 6 tháng, cá thịt đỏ, gà, gan, lòng trắng trứng (8 tháng tuổi), đậu.
  • Vitamin: Những thực phẩm có thể ăn lúc 5 – 6 tháng, nấm.

Mẹ nên cắt các loại trái cây  thành dạng dài để tập cho bé cầm, tự cắn và có thể tự điều chỉnh miếng trái cây sao cho dễ ăn, dễ nuốt. Tuy nhiên, mẹ nên chú ý không nên cho bé ăn các loại quả hạt cứng và nhỏ như nho, nhãn, nho khô, na….

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 9 – 11 tháng

Các bé ở giai đoạn 9 – 11 tháng đã bắt đầu biết nhai, dùng lưỡi đè nát thức ăn. Vì vậy mà thức ăn của bé cũng thô hơn nhiều so với giai đoạn trước.

Các mẹ không còn mất quá nhiều thời gian để chuẩn bị đồ ăn cho con. Mẹ chỉ cần nấu mềm rồi thái nhỏ (với rau củ) hoặc xé sợi, dằm nát (với thịt,cá) để giúp em nhai nuốt dễ hơn. Đồng thời có thể nêm gia vị vào thức ăn cho con từ giai đoạn này trở đi.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 12 – 18 tháng

Các bé ở độ tuổi này đã có nhiều răng hơn nên có thể dễ dàng nhai, nuốt thức ăn, mẹ cũng không cần nấu mềm như trước. Giai đoạn này mẹ hãy cho bé dùng thìa tự xúc thức ăn vì con đã cầm nắm thuần thục rồi.

Xem thêm:   Đặt tên con trai năm 2021 – Những tên hợp phong thủy giúp con cả đời bình an

Một số bé đã cai sữa ở giai đoạn này nên bên cạnh 3 bữa chính, mẹ cũng nên bổ sung 2 bữa phụ/ ngày và cho con uống thêm sữa

Gợi ý một số thực đơn ăn dặm kiểu Nhật mỗi ngày để mẹ tham khảo

Các mẹ có thể tham khảo một số món ăn dặm kiểu Nhật cũng như cách nấu để áp dụng ngay cho thực đơn ăn dặm của con.

Gợi ý món ăn dặm kiểu Nhật cho con từ 5 – 6 tháng tuổi:

Món ăn Nguyên liệu Cách chế biến
Cà rốt nghiền + Cháo trắng: 2 thìa cà phê

+  Cà rốt nghiền: 2 thìa cà phê

Nghiền cháo cho vào bát. Đem nghiền cà rốt cho lên trên rồi cho bé ăn.
Cháo ngô ngọt + Cháo trắng: 2 thìa cà phê

+  Ngô nghiền: 2 thìa cà phê

Nấu mềm cháo cùng với hạt ngô, sau đó đem nghiền nhuyễn và bỏ bã.
Súp sữa bí đỏ + Bí đỏ: 20g

+ Sữa: 20ml

Bí đỏ cắt miếng nhỏ, đun chín tới.  Sau đó pha sữa đúng tỷ lệ rồi đun lửa nhỏ cùng với bí đỏ.

Cuối cùng đem ra nghiền thành súp.

Gợi ý món ăn dặm kiểu Nhật cho con từ 7 – 8  tháng tuổi

Món ăn Nguyên liệu Cách chế biến
Bí đỏ trộn táo + Bí đỏ: 25g

+ Táo: 15 – 20g

Bí đỏ cắt nhỏ, hấp chin rồi đem nghiền nhuyễn. Dùng thìa nạo nhuyễn táo rồi rây lấy nước.

Đem trộn bí đỏ cùng nước táo rồi cho bé ăn.

Cháo rau cải thịt gà + Cháo: 40 – 50g

+ Rau cải: 15 – 20g

+ Thịt gà: 15g

+ Nước luộc gà: 30g

Rửa sạch phần lá rau cải đem luộc mềm, thái nhuyễn. Thịt gà luộc chín, đem giã mịn.

Xào phần thịt gà và rau cải cho thơm rồi cho cháo đã nấu chín vào, khuấy đều đến khi sôi là được.

Thịt gà sốt khoai tây + Thịt gà: 10 – 15g

+ Khoai tây: 15 – 25g

+ Nước dùng gà/ nước luộc rau: 20g

Thịt gà luộc chín rồi xé nát/ giã nhỏ. Khoai tây cắt nhỏ, hấp chín rồi nghiền mịn.

Đem trộn thịt  gà, khoai tây và nước dùng gà/ nước luộc rau thành hỗn hợp mịn và hơi sệt là được.

Gợi ý món ăn dặm kiểu Nhật cho con từ 9 – 11 tháng tuổi

Món ăn Nguyên liệu Cách chế biến
Cháo bông cải nấu cá + Cháo đặc: 50g

+ Cá: 20g

+ Bông cải: 25g

+ Nước luộc rau: 200g

 

Bông cải bỏ xơ, luộc chín rồi thái nhỏ. Cá đem hấp chín, bở da, xương rồi dầm nát.

Đun sôi nước luộc rau rồi cho cá, bông cải vào nấu cho đến khi nước hơi cạn là được.

Bún thịt bò rau cải + Bún khô: 25g

+ Thịt bò: 20g

+ Rau cải: 25g

+ Cà rốt: 10g

+ Nước luộc rau: 200g

+ Xì dầu/ nước mắm

Luộc qua bún, xả sạch và cắt vừa ăn cho bé. Thái nhỏ thịt bò, xào chín.

Rửa sạch rau cải, cả rốt rồi luộc chín, thái nhuyễn.

Đun sôi nước luộc rau, cho thêm chút xì dầu/ nước mắm rồi cho thịt bò, rau cải, cà rốt vào đun sôi lại là được.

Gợi ý món ăn dặm kiểu Nhật cho con từ 12 – 18 tháng tuổi

Món ăn Nguyên liệu Cách chế biến
Cơm nát trứng chiên nấm rơm + Trứng: 1 quả

+ Nấm rơm: 25 – 30g

+ Nước dùng: 10g

+ Dầu ăn: 1 muỗng

+ Xì dầu: 1 thìa cà phê

Nấm rơm bỏ chân, rửa sạch rồi đem chưng qua nước soi, vắt ráo và thái nhỏ.

Đem đánh tan trứng cùng nấm rơm thái nhỏ, xì dầu và nước dùng.

Chiên trứng thành cuộn rồi cắt thành khúc nhỏ vừa ăn cho trẻ

Cơm nát canh rau củ thịt bò + Thịt gà: 20g

+ Khoai tây: 10g

+ Cà rốt: 10g

+ Bông cải: 10g

+ Nước luộc rau/ nước dùng gà: 150g

+ Dầu ăn, muối

Đem thái thịt gà thành miếng mỏng vừa ăn. Các loại rau củ khoai tây, cà rốt, bông cải đem rửa sạch, thái hạt lựu.

Đun nước luộc rau/ nước dùng gà cùng thịt gà,  khoai tây, cà rốt cho chín. Cho bông cải vào sau cùng rồi đun cho chín mềm.

Một số lưu ý khi cho con ăn dặm kiểu Nhật

Lựa chọn nguồn dinh dưỡng tốt

Mẹ nên chọn những thực phẩm tươi cho con khi con đã quen với thức ăn cứng để đảm bảo nguồn dinh dưỡng. Các thực phẩm được lựa chọn hàng đầu như trứng, đậu, sữa chưa, các loại hoa quả, rau củ, bơ, cà chua, việt quất….

Cân đối các nhóm thực phẩm

Khi cho con ăn dặm, các mẹ nên cân đối các nhóm thực phẩm tinh bột (gạo, bánh mỳ, ngô, khoai..), đạm (thịt, cá, tôm, sữa..), vitamin (rau củ, trái cây..). Không nên bổ sung quá nhiều một nhóm thực phẩm để tránh dẫn đến trường hợp trẻ chán ăn.

Dầu ăn là điều tối quan trọng

Bên cạnh 3 nhóm thực phẩm chính thì dầu ăn (thuộc nhóm béo) cũng rất quan trọng với thực đơn của trẻ. Vì dầu ăn rất dễ tiêu hoá, lại là yếu tố quan trọng giúp trẻ hấp thu vitamin D, Canxi và các chất dinh dưỡng.

Nên thử vài ngày khi đổi món mới

Khi giới thiệu món ăn mới cho bé, mẹ nên thử vài ngày (3 – 4 ngày) để biết trẻ có thích hay có phản ứng nào (ói, tiêu chảy hoặc nổi ban đỏ) với món ăn hay không.

Không nên thúc ép trẻ ăn

Các mẹ không nên ép bé ăn khi trẻ không chịu ăn. Hãy dừng 2 – 3 ngày rồi thử cho bé ăn lại.

Không tuỳ tiện trộn chung các món ăn của trẻ

Mục đích ban đầu của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là cho trẻ ăn riêng rẽ từng loại thức ăn giúp trẻ nhận biết và phân biệt được mùi vị. Đồng thời, giúp các mẹ phát hiện được sở thích, khẩu vị của con. Vì thế, các mẹ không nên tùy tiện trộn chung các thức ăn của con để tránh làm mất vị của món ăn. Bên cạnh đó, có nhiều loại thực phẩm đặc biệt cấm kị việc ăn chung hoặc nấu chung với nhau vì có thể sinh độc tố. Do đó, không nấu chung, trộn chung các món ăn với nhau còn giúp các mẹ tránh nguy cơ dị ứng hoặc ngộ độc cho bé yêu.

Chăm sóc con nhỏ luôn là quá trình đòi hỏi người làm mẹ phải đầu tư nhiều thời gian và công sức. Đặc biệt mẹ phải thật nhanh nhạy để theo dõi cũng như đáp ứng đúng theo nhu cầu và những thay đổi về chế độ dinh dưỡng trong suốt quá trình phát triển của bé.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các mẹ có thêm những thông tin cần thiết về giai đoạn ăn dặm quan trọng của con cũng như những thực đơn ăn dặm kiểu Nhật khoa học và dinh dưỡng này.

Xem thêm:   Thai giáo là gì? Cách thai giáo cho bé thông minh ngay từ trong bụng mẹ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

cyberton.my.id/ Situs Slot Gacor