Dàn ý và bài thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam lớp 8,9

Sau nhiều chia sẻ mà kienthucviet.vn gửi đến bạn đọc, trước là bài thuyết minh về chiếc nón lá được nhiều bạn đọc đón nhận, và hôm sẽ tiếp tục gửi đến dàn ý và thuyết minh về con trâu Việt Nam. Các bạn tham khảo

DÀN Ý THAM KHẢO

Mở bài:

– Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam.

Thân bài:

– Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu
– Lợi ích của con trâu:
+ Trong đời sống vật chất
+ Trong đời sống tinh thần
+ Trâu là người bạn thân thiết
+ Con trâu với lễ hội ở Việt Nam

Kết bài:

– Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quê Việt Nam.
– Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.

Thuyết minh về con trâu Việt Nam
Thuyết minh về con trâu

Thuyết minh về con trâu ở làng quê việt nam

Bài tham khảo 1

Trâu là loài động vật quen thuộc đối với làng quê, cánh đồng ruộng Việt Nam. Đặc biệt là đối với người nông dân, trâu là động vật không thể thiếu trong việc làm ruộng, cày bừa.

Vì thế trâu được nhắc đến trong câu thành ngữ Việt Nam xưa “Con trâu là đầu cơ nghiệp”.

Trâu xuất hiện từ rất lâu ở đồng quê Việt Nam, hình ảnh con trâu dường như không xa lạ đối với người dân ở đây.

Trâu thuộc họ Bò, phân bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ Guốc chẵn, là động vật ở nhóm Thú có vú vì nó nuôi con bằng sữa.

Nó có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc giống trâu đầm lầy. Trâu to, khỏe, vạm vỡ, thấp ngắn, bụng to, mông dốc. Những điểm này rất thích hợp đối với công việc của chú trâu.

Nhắc đến con trâu là ai cũng nghĩ ngay đến một hình ảnh làm việc siêng năng, cần cù cùng với người nông dân, đó là chú trâu hiền lành cùng với việc cày bừa trân đồng ruộng đầy vất vả. Trâu xuất hiện trên đồng ruộng làng quê Việt Nam, nó cày bừa thật chăm chỉ.

Khi lưỡi cày cắm xuống đất, nó nhanh nhẹn kéo cày thành từng luống đất đều đặn tăm tắp, khiến người nông dân rất hài lòng. Trâu làm việc từ sáng đến tối, dường như không mệt nhiều. Khi người nông dân ra lệnh trâu về, nó hiểu ý chủ, liền nhanh nhẹn lên bờ.

Như nhớ đường về nhà nên trâu đi rất nhanh và nó biết về đúng nơi mà được coi là “Thiên đường riêng” của mình, đó là cái chuồng trâu thật đẹp và sạch sẽ, với những thức ăn ngon mà người chủ đã chuẩn bị sẵn, đó là những ngọn cỏ thật tươi.

Xem thêm:   Thuyết minh về Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam Hà Nội

Con trâu còn gắn bó với tuổi thơ của những trẻ mục đồng. Hình ảnh với những buổi chiều nắng dịu, lũ trẻ ngồi trên lưng trâu thổi sáo, chơi cờ lao, thả diều đã là một hình ảnh đẹp, được các họa sĩ khắc lên những bức trang sinh động, mộc mạc, tự nhiên, một bức tranh làng quê rất đẹp.

Đặc biệt, lũ trẻ còn gắn bó thân thiết với chú trâu khi tắm sông. Chúng tắm và nô đùa với trâu dưới nước như những người bạn thân chứ không phải là một loài động vật nông nghiệp.

Thú vị hơn nữa, con trâu còn xuất hiện trong một số lễ hội, đình đám các Sea Game.

Ở Đồ Sơn, có lễ hội Chọi Trâu, diễn ra vào mồng chín tháng tám hằng năm. Lễ hội diễn ra nhằm chọn ra những chú trâu khỏe ở các vùng. Ngoài ra, còn có hội đua trâu, đâm trâu ở Tây Nguyên.

Lễ hội này thật có ý nghĩa. Những chú trâu được giết để lấy thị tế các vị thần linh trong bản, nhằm cầu phúc cho một năm an lành, trù phú.

Nói đến lợi ích của con trâu thì người ta nghĩ ngay đến sức mạnh của nó. Trâu có sức kéo trong cày bừa, làm ruộng, nó còn kéo xe, gỗ, giúp ít nhiều.

Ngoài ra, nó còn cung cấp thịt cho ngành thực phẩm. Trâu còn cung cấp sữa, làm đồ mĩ nghệ như sừng, da,…

Trâu có nhiều lợi ích về ngành kinh tế, trong nông nghiệp làm ruộng và nhiều ngành khác, nên chúng ta cần phải bảo vệ, chăm sóc tốt chúng.

Cần có biệc pháp ngăn chặn sự tuyệt chủng ở loài trâu để duy trì nòi giống họ Trâu giúp chúng ta luôn có được những lợi ích từ những chứ trâu mập mạp khỏe mạnh này.

Hiện nay, với sự phát triển của công nghiệp hóa hóa, hiện đại hóa nên có nhiều máy móc tân thời xuất hiện, hình ảnh chú trâu đã dần không còn xuất hiện trên làng quê Việt Nam.

Nhưng trong tâm trí của người nông dân thì chú trâu vẫn là người bạn thân thuộc nhất, đối với lũ trẻ thì trâu lại là người bạn quen thuộc, gắn bó thân thiết trong kí ức tuổi thơ của chúng.

Xem thêm:   Thuyết minh về cái phích nước | Dàn ý và bài văn mẫu [Cực Hay]

Sự gắn bó, tâm sự của người nông dân Việt Nam còn thể hiện qua bài thơ vô cùng giản dị, đầy sinh động này:

“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quả công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”.

Bài mẫu 2

Nhắc đến nền văn minh lúa nước Việt Nam ta không thể không nhắc đến hình ảnh con trâu cùng người nông dân kéo cày trên đồng ruộng. Con trâu không biết tự bao giờ đã trở thành người bạn thân thuộc của nhà nông, bầu bạn với họ trên những đồng lúa trải dài và là nét đặc trưng nổi bật ở nước ta.

Trâu là một con vật thuộc họ trâu bò nhóm trâu đần lầy, bộ Guốc chẵn và là loài nhai lại, động vật có vú, nhóm sừng rỗng, sống chủ yếu ở Đông Nam Á, Nam Á, miền Bắc Úc, có nguồn gốc từ trâu rừng được con người thuần hóa từ hàng ngàn năm về trước. Qua trí tưởng tượng và sức sáng tạo của dân ta ngày trước mà con trâu còn gắn liền với một truyền thuyết, kể rằng trâu thực chất là một vị thần trên trời, bị ngọc hoàng trừng phạt bởi tính lười biếng, hấp thấp khi gieo hạt giống cây trồng xuống trần gian mà gây ra nạn đói cho người dân, chính vì thế “vị thần” ấy luôn gắn liền với những cánh đồng ruộng mênh mông, giúp đỡ nông dân trong những mùa gặt hay cấy cày.

Tuổi đời của loài này khoảng 20 năm, trọng lượng trung bình của con trưởng thành từ 250-500kg, có loài nặng lên đến 800 – 1,2 tấn. Trâu gồm rất nhiều chủng loại và được xếp vào hai nhóm chính: trâu rừng châu Phi và trâu châu Á. Ngoài ra trâu có tập tính sống theo bầy đàn đồng thời có mức độ “ trung thành” khá cao, thức ăn của chúng chủ yếu là các loại cỏ dại, rau xanh,….

Trong đó trâu được nuôi trong các hộ gia đình hoặc trang trại chăn nuôi còn được nuôi bằng đạm, ngũ cốc, cỏ sấy khô,….Tuy cùng thuộc họ trâu nhưng nếu trâu nhà rất lành tính thì trâu sống trong hoang dã phần lớn đều rất hung dữ và hiếu chiến vì thế ở Tây Ban Nha, trâu còn được nuôi để phục vụ cho các cuộc chọi trâu.

Xem thêm:   Thuyết minh về núi Bà Đen Tây Ninh hay nhất

Về đặc điểm hình dáng, trâu chủ yếu có bộ da màu đen nhạt, khá dày hoặc có loại có màu trắng nhạt. Trên đầu chúng có hai cặp sừng dài và cứng hình lưỡi liềm, phát triển hơn sừng của loài bò, có hai đôi mắt tròn nhỏ, mõm chúng khá rộng, hàm răng lớn tuy vậy trâu chỉ có hàm răng trên, răng của chúng cách nhau tạo nên một khoảng hở rộng nên đây cũng là lý do mà trâu có tập tính nhai lại để nghiền kỹ thức ăn., hai đôi tai nhỏ trên đỉnh đầu.

Phần thân của chúng khá to với kích thước dài tầm hơn mét, bốn cái chân lớn và dài, mỗi bàn chân có  gắn guốc chẵn. Giống như những loại động vật nhai lại khác, trâu có dạ dày bốn ngăn, khi thức ăn lần đầu vào dạ dày, chúng sẽ trải qua các quá trình diễn ra trên bốn ngăn sau đó quay lại mõm trâu để chúng tiếp tục hoạt động nhai lại và được lặp lại nhiều lần cho đến khi thức ăn hoàn toàn được hấp thu.

Hoạt động này diễn ra tầm gần 8 tiếng. Trong thời kỳ sinh sản, trâu cái mang thai tầm khoảng mười tháng, không cố định phụ thuộc vào chủng loại trâu mà thời gian có thể kéo dài hoặc được thu ngắn lại. Đặc biệt mỗi lứa trâu chủ yếu chỉ đẻ một con, rất ít khi sinh từ hai con trở lên. Trâu con khi mới được sinh ra được gọi là nghé, đủ hai tuổi nghé đến thời kỳ trưởng thành và dần hoàn thiện cho đến thời kỳ trưởng thành.

Ngoài ra, trâu còn mang lại rất nhiều giá trị, lợi ích to lớn cho đời sống con người. Trâu cung cấp nguồn lợi thực phẩm lớn, bởi da trâu khá dày và dai nên thịt trâu thường dùng làm các món khô sấy, hoặc xào với rau,.. đồng thời cung cấp sức kéo thay người dân vác cày nặng để cấy lúa, mang vác một số vật nặng nhất định.

Tuy nhiên hiện nay, thời đại công nghệ hóa thay thế sức kéo của trâu nên trâu được nuôi chủ yếu để lấy thịt. Không chỉ vậy, trâu còn giữ một vị thế quan trọng trong nền văn hóa nước ta , trâu chính là linh vật trong SEA GAMES, đại diện cho thể thao nước ta với hình tượng trâu vàng.

Xem thêm:   Thuyết minh về hồ Xuân Hương Đà Lạt | Bài văn mẫu và dàn ý

Ở những quốc gia khác, chúng cũng mang vai trò lớn không kém, nếu như nước ta trâu là đại diện cho nền văn minh lúa nước thì ở Phi – líp –pin trâu chính là biểu tượng của quốc gia ấy, là thánh vật của Trung Quốc. Lợi ích là thế nhưng có rất nhiều dịch bệnh đã và đang đe dọa đến loài trâu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe loài vật cũng như sức khỏe con người khi ăn phải thịt trâu bệnh.

 Ta có thể thấy không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước châu Á, châu Âu, trâu luôn giữ được vị thế quan trọng, làm nên nét đẹp nổi bật đặc trưng tại mỗi quốc gia.  Tuy hiện nay số lượng cá thể trâu rất lớn nhưng chúng vẫn có thể bị tuyệt chủng nếu nguồn thức ăn bị cạn kiệt, các bệnh dịch không được ngăn chặn kịp thời, con người sử dụng thịt trâu quá độ, ô nhiễm môi trường gây biến đổi khí hậu có thể khiến trâu không thích nghi kịp.

Chính vì thế mỗi người chúng ta nên có ý thức bảo vệ môi trường, sống xanh bởi mỗi hành động dù nhỏ nhất vẫn có thể tác động ảnh hưởng trực tiếp đến loài vật.

Bài mẫu 3

“Trâu ơi ta bảo trâu này 

Trâu ăn cho béo trâu cày cho sâu. 

Ở đời khôn khéo chi đâu, 

Chẳng qua cũng chỉ hơn nhau chữ cần”

Không phải tự nhiên mà hình ảnh trâu luôn được xuất hiện trong những câu ca dao, tục ngữ Việt Nam mà đó là cả một quá trình gắn bó, thân thuộc giữa người và trâu để tạo nên nhưng câu từ đầy yêu mến, gần gũi như thể đó là cuộc nói chuyện giữa những người bạn thân. Vậy “ người bạn” trâu mang những đặc điểm như thế nào?

Trước hết, trâu là loại động vật nhai lại, bộ Guốc chẵn, họ Trâu bò, thuộc nhóm sừng rỗng, vì loài vật này sinh sống ở các vùng có khí hậu ấm áp, nóng ẩm nên chúng chủ yếu có ở Nam Á, Đông Nam Á và miền Bắc Úc. Tổ tiên của trâu nhà ngày nay từ một loại trâu rừng được con người thuần hóa qua nhiều thiên niên kỷ.

Xem thêm:   Dàn ý và bài thuyết minh về di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi lớp 9

Có nguồn gốc là như thế nhưng trong dân gian sự ra đời của loại trâu lại gắn liền với một câu truyện truyền thuyết, truyện kể rằng thuở xa xưa khi Thiên giới và nhân gian còn giao lưu với nhau, Ngọc Hoàng phái một vị thần xuống trần gian để gieo hạt giống các loại cây lương thực nhưng vì có tính lười biếng và hấp tấp nên vị thần đó đã phạm sai lầm gây ra nạn đói cho nhân gian.

Chính vì thế Ngọc Hoàng đã phạt ông biến thành trâu để tạ tội với người dân, chăm lo việc cày cấy cùng họ. Trâu nhà thường thấy ở nước ta là trâu đen hoặc trâu trắng, hai loại này thuộc nhóm trâu đầm lầy lành tính. Các loại trâu sống ngoài tự nhiên chủ yếu thuộc nhóm trâu rừng có tính dữ tợn và là một loại động vật rất nguy hiểm.

Tuy vậy chúng đều có tập tính sống theo bầy đàn và mang tính tập thể cao, hiếm khi rời và chuyển sang đàn khác. Trâu nhà  có trọng lượng khá nặng tầm 250-500kg còn trâu sống hoang dã có trọng lượng lên tới 800kg – 1,2tấn. Thức ăn của chúng chủ yếu là cỏ dại,rau xanh,…

Với trọng lượng như vậy nên chúng có một ngoại hình khá to lớn và rắn chắc. Trên đầu chúng có hai chiến sừng phát triển dài và cong lại như hình lưỡi liềm, bộ lông màu đen hoặc trắng tùy vào từng loại mà có lông dài hoặc ngắn, dày hay mỏng.

Đôi mắt tròn, nhỏ màu đen, cái mõm rộng có hàm răng lớn chỉ có hàm trên và có kẽ hở ở phía giữa, đặc điểm này của trâu được nhắc đến trong một câu truyện dân gian “ trí khôn của ta đây” rằng trước kia trâu có đủ hai hàm nhưng vì cười chê chú hổ bị mắc mưu chủ nên hàm răng bị vập phải gốc cây và tạo thành hàm trâu như bây giờ vậy.

Thân con trâu không quá tròn trính mà chắc khỏe, đuôi trâu ở phía sau thân hay ve vảy để đuổi muỗi hoặc các con bọ, trâu có bốn chân khá dài với dạ dày bốn ngăn phục vụ cho hoạt động nghiền nát thức ăn khó tiêu.

Xem thêm:   Dàn ý, bài thuyết minh về 1 món ăn dân tộc thịt kho tàu lớp 8, 10

Vào giai đoạn sinh sản trâu thường mang thai tầm trên 10 tháng, và mỗi lứa chỉ đẻ một con, ít trường hợp đẻ hai con, trâu lúc mới sinh gọi là nghé, khi đủ hai tuổi mới chính thức được gọi là trâu. 

Với đời sống con người, trâu góp vai trò vô cùng quan trọng và to lớn. Chúng mang lại nguồn lợi thực phẩm , tuy nhiên khác với bò, sữa trâu rất ít dưỡng chất nên chỉ có thịt trâu được sử dụng và chế biến thành nhiều món ăn nhất đồng thời trâu cung cấp sức kéo phục vụ công việc cày cấy ngoài đồng cùng người nông dân hay kéo các vật nặng nhất định .

Sừng trâu còn được dùng để làm đồ trang sức, trang trí,… Không chỉ vậy ,trâu còn mang nét đẹp của nền văn minh lúa nước Việt Nam, được lấy làm biểu tượng cho thể thao nước nhà, gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ ông cha ta.

Ngoài ra trâu còn nằm trong mười hai con giáp và đứng ở vị trí thứ hai, vừa là biểu tượng của đất nước Philipin vừa đại diện cho một số tôn giáo, là thánh vật được tôn thờ của Trung Quốc.

Tuy nhiên, giống như các động vật nhai lại khác, trâu cũng bị nhiễm một số dịch bệnh có thể truyền nhiễm, lây sang đồng loại hoặc động vật khác thậm chí là con người như tiêu chảy, tụ huyết trùng, bệnh giun đũa do ăn phai cỏ có chứa ký sinh trùng hoặc giun,….

Chính vì thế khi mua thịt trâu cần đến những nơi uy tín, chất lượng, có thể đặt niềm tin để bảo vệ sức khỏe chúng ta.

Như vậy, hình ảnh trâu trên những cánh đồng lúa xanh bát ngát đã đi vào tiềm thức của bao người dân đất Việt, giữ một vị trí vô cùng quan trọng và thân thuộc đối với người nông dân, là bạn của họ để chia sẻ cùng nhau cái thời tiết làm đồng khắc nghiệt, nóng bức, cùng nhau san sẻ công việc chung.

Bởi thế mà ông cha ta từng nói “ Con trâu là đầu cơ nghiệp” để khẳng định tầm vóc của chúng, có trâu mới có thể bắt đầu cơ nghiệp của riêng mình. 

Những bài văn mẫu thường được thầy cô ra đề mà các bạn cần tham khảo trước, xem tại đây

cyberton.my.id/ Situs Slot Gacor