Thuyết minh về Rạch Gầm – Xoài Mút | Khu di tích chiến thắng

Thuyết minh về Rạch Gầm - Xoài Mút

Rạch Gầm – Xoài Mút đã trở thành di tích lịch sử còn mãi với thời gian, âm vang những trang sử hào hùng của dân tộc.

Nơi đây lưu giữ những hiện vật mà lịch sử để lại, những vũ khí, phương tiện sử dụng cho cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. Bài thuyết minh về Rạch Gầm – Xoài Mút dưới đây sẽ mô tả sơ lược về địa danh của nơi này.

Bài viết số 1: Thuyết minh về Khu di tích lịch sử Rạch Gầm – Xoài Mút

“Bần gie đóm đậu sáng ngời

Rạch Gầm – Xoài Mút muôn đời oai linh”

Đó là câu ca dao gợi nhắc lại sự kiện lịch sử vẻ vang, trận chiến Rạch Gầm – Xoài Mút của nghĩa quân Tây Sơn (năm 1785). Rạch Gầm – Xoài Mút đã trở thành di tích lịch sử còn mãi với thời gian, âm vang những trang sử hào hùng của dân tộc.

Thuyết minh về Khu di tích lịch sử Rạch Gầm - Xoài Mút

Di tích lịch sử Rạch Gầm – Xoài Mút tọa lạc tại ấp Đông, xã Kim Sơn huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang.

Đoạn Rạch Gầm- Xoài Mút  là tên gọi của một đoạn sông Tiền giới hạn bởi hai nhánh sông Rạch Gầm và Xoài Mút ở phía thượng lưu và hạ lưu, nằm giữa Mỹ Tho và huyện Châu Thành.

Đoạn sông này là đường thiết yếu trong mọi hoạt động của các bậc tiền nhân đi trước. Di tích Rạch Gầm – Xoài Mút đánh dấu sự kiện chống giặc ngoại xâm oanh liệt của nhân dân Đàng Trong.

Xem thêm:   Dàn ý và bài thuyết minh về con vật nuôi con Mèo hay nhất

Từ giữa thế kỉ thứ 19 , dưới chế độ hà khắc của nhà Nguyễn, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra đặc biệt là phong trào khởi nghĩa của ba anh em nhà Tây Sơn đứng đầu là Nguyễn Huệ sau này là vua Quang Trung.

Trong cuộc kháng chiến chống quân Xiêm xâm lược thì trận đánh Rạch Gầm- Xoài Mút đêm 19 rạng sáng ngày 20 tháng Giêng năm 1785 là một trận đánh tiêu biểu của quân Tây Sơn đã tiêu diệt gần 50000 quân Xiêm trên sông Tiền.

Nhờ vào sự đa mưu túc trí của Nguyễn Huệ nên trận chiện Rạch Gầm – Xoài Mút thắng lợi vẻ vang, lưu danh muôn đời.

Để tưởng niệm trận chiến này, năm 1993 , bộ Văn hóa – Thông tin quyết định công nhận “Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút” là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Khu di tích này nằm ngay cạnh bờ sông Tiền và tỉnh lộ 864 có tổng diện tích là 2 héc- ta gồm co tượng đài vua Quang Trung , nhà trưng bày số 1, nhà trưng bày số 2 và một nhà cổ Nam Bộ.

Ngay giữa trung tâm di tích là tượng đài Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút được tác giả Nguyễn Hải thác họa bằng đồng, chiều cao là 8 mét, nặng 20 tấn thể hiện ở giữa là vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong tư thế tay đang rút gươm xông trận.

Bên trái của Nguyễn Huệ là người dân Định Tường tay cầm gươm thể hiện cho sự hỗ trợ tham gia chiến đấu, bên phải của Nguyễn Huệ là nghĩa quân Tây Sơn tay đang giương cung bắn về phía kẻ thù.

Xem thêm:   Dàn ý, Bài thuyết minh về Cây Dừa Việt Nam quê em lớp 9

Bên dưới tượng đài là một kiến trúc dạng đền. Nhìn sang phía cổng chính, tường rào có kiến trúc dạng hình thuyền gợi du khách nhớ tới trận thủy chiến năm 1785 tại nơi đây.

Gần tượng đài là súng thần công làm bằng hợp kim cứng, đạn bằng đá hoặc bằng gang bên trong có lưu huỳnh bắn xa 200m.

Trong nhà trưng bày số 1 trưng bày dãy tranh ghép gốm và nhiều hiện vật liên quan đến trận đánh.

Nhà trưng bày số 2 trưng bày bộ sưu tập hiện vật về Rạch Gầm – Xoài Mút, có khoảng 546 hiện vật lớn nhỏ bao gồm những phương tiện sử dụng và vũ khí của cả hai bên.

Nhà cổ Nam Bộ: 3 gian, 2 chái, 48 cột gỗ căm xe, mái ngói âm dương, có diện tích 225 m2. Trong nhà các vật dụng được xếp đặt nhằm tái hiện lại cuộc sống của những người dân phú nông của đất Nam Bộ xưa.

Ngôi nhà cổ này được phục chế lại và chuyển nguyên vẹn từ huyện Gò Công về.

Rạch Gầm –  Xoài Mút như một cứ điểm quan trọng trong cuộc chiến chống quân Xiêm đã xâm lăng bờ cõi nước ta.

Là chứng nhân cho những cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước, góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Nơi đây đã đánh dấu lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam và sẽ lưu danh mãi mãi về sau.

Xem thêm:   Thuyết minh về Sa Pa - danh lam thắng cảnh huyền ảo trong sương

Là nơi lưu giữ những dấu ấn quan trọng trong cuộc chiến đấu của anh em Tây Sơn với quân Xiêm.

Mặc dù chiến tranh qua đi nhưng những vũ khí, phương tiện của hai bên vẫn được lưu lại tất cả được thể hiện qua bài thuyết minh về Rạch Gầm – Xoài Mút.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

cyberton.my.id/ Situs Slot Gacor